5 bước lắp đặt cửa cuốn chuyên nghiệp

5 bước lắp đặt cửa cuốn chuyên nghiệp dưới đây mà bạn phải biết. Cùng chúng tôi tìm hiểu các bước lắp đặt cụ thể dưới đây nhé.

5 bước lắp đặt cửa cuốn chuyên nghiệp

Để công việc lắp đặt cửa cuốn Austdoor được thuận lợi và chính xác thì người thợ lắp đặt cần phải thực hiện lần lượt các bước công việc sau:

1. Khảo sát hiện trạng công trình trước khi lắp đặt cửa cuốn Austdoor:

+ Khảo sát và kiểm tra chính xác hiện trạng thực tế công trình.

+ Xác định được vị trí lắp ray, giá đỡ, 

+ Lên phương án lựa chọn chủng loại, kích thuước ray và giá đỡ cho phù hợp.

2. Các thông số cần thiết để lắp đặt cửa cuốn Austdoor

+ Chiều cao của cửa H được tính từ code 0,00 cho đến điểm cao nhất của lô cuốn.

+ Chiều rộng của cửa W được tính bằng khoảng cách giữa 2 đáy ray

+ Chiều rộng thông thủy Wtt(rộng lọt sáng) được tính bằng khoảng cách giữa 2 mép trong của ray cửa.

cửa cuốn

3. Lắp ray và giá đỡ cửa cuốn Austdoor

a- Lắp ray cửa cuốn

+ Ray phải được cắt, xẻ rãnh và bắt tai hãm.

+ Chiều dài của ray H(ray) >= H(cửa) – 25cm (không kể phần chôn âm xuống nền nhà)

Phần ray cần xẻ rãnh, phải bẻ cong phải nằm cùng phía với lô cuốn và dài khoảng từ 20 – 25cm.

Được bẻ cong ra 1 góc 45 độ và cắt bỏ đi từ 15 – 20 cm, phần bẻ cong chỉ giữ lại khoảng 3-5cm để dẫn hướng cho cửa lúc lên xuống.

Ray cửa cuốn phải được bắt chặt vào tường bằng nhiều vít nở hoặc dùng các chân bật bằng sắt đóng chặt vào tường và hàn với các lập là sắt đã được vít chặt sẵn vào ray(các vít này không được lồi ra khỏi mặt trong của đáy ray).

Ray được lắp tuyệt đối thẳng đứng(dùng dây dọi để kiểm tra).

b-Lắp giá đỡ.

cửa cuốn

Giá đỡ khi bắt phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Mặt trên giá đỡ(phần giá đỡ nằm ngang) phải cách trần nhà >= 25cm (đường kính lô cuốn trung bình vào khoảng từ 44 – 48 cm), ngoài ra mặt giá đỡ (phần giá đỡ nằm ngang) phải cách điểm bẻ cong của ray khoảng 18-25cm.

+ Khoảng cách từ mặt trong giá đỡ(điểm gần nhất từ giá đỡ đến ray) đến đáy ray phải đảm bảo <=2cm(tuyệt đối không được > 2cm).Trong những trường hợp đặc biệt ở bên phía không có động cơ thì khoảng cách này có thể > 2cm.

+ Khoảng cách từ giá đỡ(mặt đứng của giá đỡ) đến ray(điểm gần nhất của mặt đứng giá đỡ và ray) phải đảm bảo <=3cm.

+ Mặt trên của 2 giá đỡ (phần giá đỡ nằm ngang)phải nằm trên đúng cùng 1 độ cao(được kiểm tra bằng livo nước).

+ Phần nằm ngang của giá đỡ phải vuông góc với mặt phẳng của tấm cửa.

+ Trên giá đỡ có nhiều lỗ(4-6 lỗ) để gia cố cần phải sử dụng đến mức tối đa có thể.

4. Đo đạc kích thước và đặt cửa

+ Đo chiều cao của cửa H: đuược tính từ code 0,00 của cửa cho đến điểm cao nhất của lô cuốn và bằng chiều cao của giá đỡ(được tính từ code 0.00 cho đến phần giá đỡ nằm ngang) cộng với 21 cm(chiều cao này được ghi trên phiếu KCS dán trên cửa).

+ Đo chiều rộng của cửa W: bằng khoảng cách từ đáy ray này đến đáy ray kia(được đo trong lòng ray).Chiều rộng này được ghi trên phiếu KCS dán trên cửa.

(Chú ý: Chiều rộng thực tế của tấm cửa sẽ bằng chiều rộng W trừ đi 3cm).

5. Lắp đặt cửa cuốn

1) Cửa đưa đến công trình, trước khi lắp cần phải thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra các thông số của cửa được ghi trên phiếu KCS.

+ Đo lại các kích thước trên ray và giá đỡ,

+ Dùng livo nước kiểm tra lại độ cao của 2 giá đỡ.

+ Kiểm tra không gian làm việc của cửa

+ So sánh các kích thước đo đuược với các thông số ghi trên phiếu KCS xem đã phù hợp hay chưa

2) Cách tiến hành lắp đặt cửa cuốn:

+ Tính toán chính xác chiều dài trục cửa  để cắt bớt phần trục cửa bị thừa không cần thiết.

+ Chiều dài trục cửa tối thiểu phải bằng khoảng cách từ mép ngoài của giá đỡ này đến mép ngoài của giá đỡ bên kia.

+ Lắp bộ dây rút chốt li hợp vào bộ li hợp trên động cơ.

+ Bộ li hợp lắp trên mặt động cơ có màu đỏ,có chân hình vuông và đuược gắn chặt lên mặt động cơ bằng 4 con vít, có lõi hình trụ vuông góc với mặt động cơ và có tai(kéo ra vào đuược)hình elip nằm song song với mặt động cơ,mặt hình elip này ở 2 đầu có lỗ.

+ Dây rút được luồn vào 1 lỗ(trên phần dài hơn của mặt hình elip) và đuược giữ lại bằng 2 núm đồng tròn(cách nhau khoảng 1,5cm),cân chỉnh 2 núm đồng cho đúng vị trí để dùng bằng tay đóng mở chốt li hợp này được dễ dàng và lúc kéo mở chốt li hợp thì mặt elip phải vuông góc với mặt động cơ và lúc đóng chốt li hợp lại thì mặt elip phải nằm song song với mặt động cơ.

Lắp bộ gối đỡ:

Mỗi bộ cửa có 2 chiếc gối đỡ nằm phía trên 2 giá đỡ và trục cửa được gác lên  2 chiếc gối đỡ  này:

Gối đỡ nằm ở đầu cửa có động cơ là 1 bộ gồm có:

+ 1 chiếc gối đỡ bằng gang được đặt nằm trên chiếc gối nhựa màu đen có kích thước: 40 x 200, 

+ 2 ống thép màu đen được luồn vào trong 2 lỗ của gối đỡ bằng nhựa và đâm thẳng vào 2 lỗ nằm ở trên mặt của động cơ

Chú ý: Dây điện của động cơ phải đưoc luồn sẵn vào trong 1 ống thép màu đen để tránh va chạm làm đứt dây.

Gối đỡ bằng gang thứ 2 (chiếc dày hơn) được đặt sẵn lên giá đỡ ở phía không có động cơ.

+ Nâng cửa lên và đặt trục cửa lên 2 giá đỡ.

+ Cửa phải được nâng lên hết sức cẩn thận,tuyệt đối không để cửa rơi xuống hoặc va chạm làm móp,méo,xây xước hỏng cửa.

+ Đặt trục cửa lên trên 2 giá đỡ  sao cho mép cửa cách đều hai đáy ray.

Cân chỉnh cửa và căng loxo.

+ Đặt lên 2 giá đỡ, trạng thái của loxo là không hoạt động(mo),ta luồn 2 bulon hình chữ U vào trên trục cuốn xuyên qua gối đỡ và đâm xuống giá đỡ(chưa xiết chặt).

+ Chọn 1 điểm cố định trên lô cuốn (thường lấy thanh đáy) làm điểm định vị để dễ dàng xác định đưu?c số vòng quay lô cuốn khi căng loxo.

+ Cân chỉnh lô cuốn, đẩy lô cuốn ra hoặc vào để 2 thanh ray là tiếp tuyến của lô cuốn.

+ Xiết chặt 2 bulon hình chữ U lại bằng ống tuýp (khẩu)15.

+ Mở chốt li hợp (mặt hình elip vuông góc với mặt động cơ) và quay lô cuốn theo chiều quay lúc cửa đóng xuống để căng loxo,trong thời gian quay lô cuốn người thợ lắp đặt cửa cuốn phải luôn luôn giữ chặt lấy lô cuốn  để lô cuốn không tự quay ngược trở lại.

Sau khi quay lô cuốn được số vòng thích hợp ta đóng chốt li hợp lại(mặt hình elip song song với mặt động cơ) và thả tay giữ lô cuốn ra vì lúc đó toàn bộ lô cuốn đã được giữ lại bằng chốt li hợp.

Tháo bộ phận bảo vệ cửa(tấm xốp và nilon) ra,đồng thời người thợ phải luôn luôn giữ chặt lấy thanh đáy.Nếu thanh đáy không được giữ chặt lại thì tấm cửa sẽ tự động bung ra(theo lực đàn hồi) làm hỏng cửa và gây ra tai nạn cho người thợ.

Chú ý:Tấm xốp có thể được tháo ra trước lúc căng loxo vì phía trong đã có lớp nilon bọc kỹ lô cuốn.

Cầm chặt thanh đáy và đưa vào miệng ray, đồng thời khi đó ta rút mở chốt li hợp và kéo tấm cửa xuống dọc theo hai thanh ray(khi kéo thanh đáy đến tai hãm ta phải nới tai hãm ra, cho thanh đáy vừa lọt qua thì thả tai hãm trở lại để thanh đáy không vượt lên trên qua tai hãm được).

Dùng tay đóng mở nhiều lần,để kiểm tra độ cân bằng của loxo. Loxo  đu?c cân bằng khi ta dùng tay đẩy cửa lên và kéo cửa xuống cảm thấy nặng nhẹ nhưu nhau và khi ta đóng, mở cửa ở các vị trí khác nhau thì cửa không tự động trôi xuống(loxo chùng) hoặc kéo lên(loxo căng).

Chú ý:Nếu loxo bị căng hoặc bị chùng ta cần phải cân chỉnh lại như sau:

Cuốn lô cửa lên(trạng thái lúc cửa mở) đến khi thanh đáy đuược mắc vào tai hãm trên ray, ta  đóng chốt li hợp lại( để lô cửa không bị quay).

Dùng kìm răng cá sấu(loại kìm dùng để vặn ống nước) kẹp chặt vào trục cửa và giữ chặt lấy,đồng thời ta nới lỏng cả 2 bulon hình chữ U  ra và ta bắt đầu quay trục cửa(bằng kìm răng cá sấu) theo chiều ngược với chiều quay của lô cuốn lúc đóng cửa( dùng cho trường hợp căng thêm loxo) hoặc quay theo chiều cùng với chiều quay của lô cuốn lúc đóng cửa (dùng cho trường hợp giảm bớt độ căng của loxo).

Sau đó vặn chặt 2 bulon hình chữ U lại(trong thời gian này ngưu?i thợ phải luôn luôn giữ chặt kìm răng cá sấu để trục cửa không bị quay). Khi cả 2 bulon chữ U đã đưu?c vặn chặt lại ta tháo kìm ra(chỉ thả kìm ra khi cả 2 bulon U đã vặn chặt 100%).

Kéo mở chốt li hợp ra và dùng tay đóng mở cửa để kiểm tra lại độ căng của loxo. Nếu loxo đang bị căng hoặc chùng thì ta tiếp tục cân chỉnh lại loxo như vừa rồi.

Quá trình cân chỉnh loxo phải có tối thiểu 2 người thợ và phải làm việc hết sức nhịp nhàng, nếu không có thể gây ra tai nạn làm hỏng cửa.

Chỉnh cam (chỉnh hành trình lên xuống).

Cam  là 1 bộ phận gồm có:2 bánh răng nhựa màu đen quay vào nhau khi cửa đóng mở lên xuống, phía ngoài  2 bánh răng có 2 mặt nhựa màu đen gần giống hình elip gọi là nhông cam được quay đồng thời với 2 bánh răng khi cửa đóng mở lên xuống nó được xiết chặt bằng 3 chiếc đinh vít và 1 bộ rơle cam(gồm 2 chiếc lẫy bằng thép màu trắng gắn trên cùng 1 mẩu nhựa) để ngẳt cửa khi mở lên(ngắt trên) và đóng xuống (ngắt dưu?i).

Cách chỉnh cam đưuợc tiến hành như sau: Trước khi chỉnh cam phải khẳng định cửa đã được cân chỉnh lò xo đạt yêu cầu, mở lên xuống nhẹ nhàng,cân đối. Chỉnh cam có 2 bưuớc:

Chỉnh thô:

Mở chốt li hợp dùng tay đóng mở cửa để xác định đưuợc rơle nào là để ngắt trên(thông thường là rơle nằm ngoài), rơle nào để ngắt dưới(thông thường là rơle nằm trong) và mỗi rơle sẽ tương ứng với nhông cam đó vì khi đóng (mở) cửa mỗi nhông cam sẽ quay đến khi tiếp xúc với rơle tuong ứng.

Nới lỏng 3 vít hãm ở trên nhông cam (lưu ý không nới lỏng quá, nới vừa phải để sao cho nhông cam không tự quay khi cửa đóng mở)

Chỉnh mức ngắt trên:

Dùng tay kéo cửa lên đến độ cao cách mức mở cửa cần thiết khoảng 30cm thì chỉnh nhông ngoài chạm vào rơle ngoài(nếu chú ý sẽ nghe 1 tiếng kêu tách rất nhỏ), đây là khâu chỉnh thô(rất cần thiết).

Chỉnh mức ngắt dưới:

Dùng tay kéo cửa xuống đến độ cao cách cốt 0,0 khoảng 30cm thì chỉnh nhông cam trong chạm vào rơle trong(nếu chú ý sẽ nghe 1 tiếng kêu tách rất nhỏ), đây là khâu chỉnh thô.

Chỉnh tinh:

+ Đóng chốt li hợp lại và nối điện vào động cơ.

+ Cài đặt hộp điều khiển, dùng điều khiển từ xa đóng mở cửa.

Chỉnh mức ngắt trên:

Dùng điều khiển từ xa mở cửa lên,của lên đến điểm cách điểm mở yêu cầu khoảng 30cm thì dừng lại vì nhông cam đã tiếp xúc với rơle ngắt trên(rơle ngoài) nên nguồn điện vào động cơ bị ngắt.Ta dùng tay nới(nhẹ nhàng) nhông cam (ngoài) ra khỏi rơle(ngoài) khoảng 1mm(tương ứng với 1mm dịch nhông cam thì tấm cửa lên xuống được khoảng 10-15cm) thì dừng lại và ta tiếp tục dùng điều khiển từ xa đóng,mở cửa.Nếu thấy cửa đã mở đúng điểm yêu cầu thì ta dừng lại còn nếu chưa được thì ta tiếp tục chỉnh cam như vừa rồi,còn nếu chỉnh quá(cửa mở cao quá điểm yêu cầu) thì chỉnh nhông cam theo chiều ngược lại.

Chỉnh mức ngắt dưới:

Dùng điều khiển từ xa đóng cửa,đến cách code 0,0 khoảng 30cm thì cửa  tự động dừng lại vì nhông cam đã tiếp xúc với rơle ngắt dưới(rơle trong) nên nguồn điện vào động cơ bị ngắt.Ta dùng tay nới(nhẹ nhàng)nhông cam(trong)ra khỏi rơle từng tí một (lúc đó trên hộp điều khiển sẽ nghe tiếng kêu tít tít) cửa tự động đóng xuống,tiếp tục nới nhông cam từng tí một đến khi cửa vừa đóng xuống sát code 0,0 thì dừng lại.Việc này thông thường phải làm đi làm lại nhiều lần vì nếu cửa đóng xuống quá sâu(cam già)thì lúc mất điện dùng tay rút chốt li hợp sẽ rất nặng và khi đóng cửa bằng tay(kéo cửa xuống rồi đóng chốt li hợp lại)thì cửa thưuờng nâng lên được 1 khoảng 10-15 cm,lúc đó ta phải làm lại trình tự giống nhuư chỉnh thô mức ngắt dưới ban đầu sau đó mới chỉnh tinh lại như trên.

Sau khi chỉnh xong cả hai cam đạt yêu cầu, thì dùng điều khiển từ xa thử cửa lên xuống nhiều lần sau đó vặn chặt 3 đinh vít lại để giữ chặt nhông cam.Nếu nhông cam không được vặn chặt lại thì trong quá trình sử dụng nhông cam sẽ tự dịch chuyển thay đổi vị trí dẫn đến làm thay đổi vị trí ngắt trên và ngắt dưới.

Liên hệ nhanh

0913.221.866